TƯ VẤN - LẬP TRÌNH - HỖ TRỢ TRONG CÁC DÂY CHUYỀN TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP

Thương hiệu uy tín Sự lựa chọn hàng đầu
của các doanh nghiệp, tổ chức
Chất lượng dịch vụ tốt nhất Thiết kế chế tạo nhanh, chính xác.
Đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của khách hàng.
Công nghệ nổi trội Với nhiều loại máy móc hiện đại, công nghệ cao.
Đáp ứng đa dạng các yêu cầu về Thiết kế - Chế tạo.

DỊCH VỤ THIẾT KẾ

TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP, TỰ ĐỘNG HÓA

Mô tả

Dịch vụ thiết kế tủ điện công nghiệp để đáp ứng nhu cầu Khách hàng trong công nghệ 4.0. Chúng tôi chuyên nhận thiết kế tủ điện theo yêu cầu. Trong các ngành công nghiệp sản xuất, điện tử, gia công cơ khí, các dây chuyền tự động,…

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp (Industrial Electrical Cabinet) là loại tủ điện thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp. Luôn đảm bảo các tiêu chí về độ ổn định, độ bền bỉ, sự liên tục và hoạt động chính xác với thời gian dài trong nhiều môi trường làm việc khác nhau. Tủ điện công nghiệp sẽ có cấu tạo lớn hơn. Cấu trúc mạch điều khiển phức tạp hơn so với các loại tủ điện nhỏ tại gia đình. Bởi nó được sử dụng tại những nơi cần cung ứng điện với công suất lớn.

Ứng dụng tủ điện công nghiệp?

Thiết kế tủ điện được dùng để điều khiển máy móc thiết bị và các động cơ điện để quản lý và bảo vệ cho các máy móc hoạt động ổn định nhất.

Các loại tủ điện công nghiệp có rất nhiều ưu điểm: công suất lớn, độ bền cao, điều khiển tốt nhất cho các cho các động cơ điện. Tủ điện điều khiển được ứng dụng rất nhiều ở các không gian khác nhau như: nhà máy bơm nước, xưởng sản xuất hay các khu công nghiệp lớn.

Tủ điện phân phối được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là các thành phần quan trọng nhất được lắp đặt tại các phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình, xí nghiệp, các trung tâm thương mại,…

Tủ điện công nghiệp được dùng để chiếu sáng và thường được đặt ở những nơi công cộng, điều khiển được hệ thống chiếu sáng ở rất nhiều các khu vực như: khu đô thị, công viên, vườn hoa,…cùng với rất nhiều các không gian ngoài trời khác.

Tủ điều khiển PLC

Tủ điện điều khiển PLC là loại tủ điện mà bên trong tủ có chứa bộ điều khiển lập trình (PLC). PLC được lập trình dựa trên phần mềm của nó và có thể điều khiển, vận hành các cơ cấu chấp hành một cách tự động.

Loại tủ PLC thường được sử dụng cho các máy móc, hệ thống, dây chuyền sản xuất công nghiệp mà cần tuân theo yêu cầu của quy trình. Nhân viên vận hành, giám sát hệ thống sẽ thông qua màn hình cảm ứng HMI hoặc PC, có thể kiểm soát tại chỗ hoặc từ xa.

Lập trình PLC là gì?

PLC là một từ viết tắt của Programmable Logic Controller, đây là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật t

oán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo.

Các phương thức điều khiển chính của PLC là gì ?

Điều khiển logic:

      • Thời gian, đếm.
      • Chức năng điều khiển rơ le.
      • Điều khiển tự động, bán tự động, bằng tay các máy và các quá trình.
      • Thay cho các panel điều khiển và các mạch in.

Điều khiển liên tục:

      • Điều khiển PID, FUZY.
      • Điều khiển liên tục nhiệt độ áp suất lưu lượng…
      • Điều khiển động cơ chấp hành, động cơ bước.
      • Điều khiển biến tần.
      • Điều khiển động cơ chấp hành, động cơ bước.
      • Khối đầu vào thêm các khâu cảm biến tương tự (analog), chiết áp…
      • Khối đầu ra có thêm các thiết bị tương tự như biến tần, động cơ Servo, động cơ bước…
      • Khối điều khiển thêm các khâu biến đổi A/D, D/A…
      • Thực hiện các phép toán số học và logic.

Điều khiển tổng thể:

      • Ghép nối máy tính.
      • Ghép nối mạng tự động hóa.
      • Điều hành quá trình và báo động.
      • Điều khiển tổng thể quá trình- nghĩa là điều khiển một quá trình trong mối liên hệ với các quá trình khác.
      • Tín hiệu vào và ra còn có thêm thông tin.

Các ưu nhược điểm của PLC là gì ?

Bất cứ một loại thiết bị nào khi đưa vào sử dụng cũng đều có ưu và nhược điểm cả và PLC cũng là một trong số đó. Sau đây mình xin liệt kê một số ưu nhược điểm để các bạn có thể tham khảo cũng như cân nhắc trước khi sử dụng và chọn mua nhé.

Ưu điểm:

      • Dễ dàng thay đổi chương trình theo ý muốn, thích hợp để lập trình cho nhiều ứng dụng khác nhau.
      • Mạch điện gọn nhẹ, dễ dàng trong việc bảo quản, sửa chữa và thay thế
      • Độ tin cậy cao, chuẩn hóa được thiết bị.
      • Thực hiện được các thuật toán phức tạp và độ chính xác cao.
      • Cấu trúc PLC dạng module, cho phép dễ dàng thay thế, mở rộng đầu vào/ra, mở rộng chức năng khác
      • Khả năng chống nhiễu tốt, hoàn toàn làm việc tin cậy trong môi trường công nghiệp.
      • Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng truyền thông với các thiết bị khác.
      • Sử dụng tốt trong các loại môi trường như nhiệt độ, độ ẩm cao, dòng điện dao động,…

Nhược điểm:

      • Giá thành phần cứng cao: Vì đây là một thiết bị công nghệ cao, tự động hóa cao nên giá trị sẽ cao hơn nhiều so với các lại thiết bị rơ le ON/OFF thông thường. Tuy nhiên hiện tại giá thành PLC đã giảm đáng kể như các dòng PLC Mitsubishi hoặc PLC Delta.
      • Một số hãng phải mua thêm phần mềm để lập trình:thật vậy, các loại PLC sẽ được hãng thiết kế riêng chính vì thế chúng sẽ có sự khác biệt trong khâu lập trình hệ thống. Một số hãng sẽ kèm theo phần mềm, tuy nhiên cũng sẽ có một số hãng bán kèm để chúng ta sử dụng.
      • Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao: hầu hết những người sử dụng được PLC phải được đào tạo rất bài bản. Họ phải được trang bị các kiến thức liên quan đến từng loại PLC của từng hãng khác nhau. Bởi vì mỗi hãng sẽ có phần mềm lập trình riêng nên để đào tạo thì cần một khoảng thời gian để có thể đảm nhiệm được công việc này. Nếu chuyên môn không cao sẽ dẫn dên lập trình sai, gây hư hỏng và tổn thất trang thiết bị và xảy ra các sự cố đáng tiếc.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải pháp và báo giá sớm nhất. Liên hệ: 0965.170.196 hoặc Hotline: 0247.000.1585